Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

DEVGAME 1.2 - CẤU TRÚC CỦA MỘT TỆP MÃ - CẤU TRÚC HÀM


Hàm là một khối các câu lệnh có thể có các đối số và thường được đặt tên để thực hiện, để thực hiện thao tác hoặc trả về một giá trị nào đó. Hãy cùng tìm hiểu rõ về cấu trúc cũng như công dụng của hàm dựa theo file javascript đã tạo ở bài viết trước.

Cấu trúc của một hàm

Khi vừa tạo file javascript mới, Unity sẽ mặc định thiết lập 2 hàm code rỗng là Start Update trong tệp mã.
  • Kiểu khai báo: function - màu xanh dương được ghi thường, dùng để khai báo chức năng của dòng lệnh. Ở đây là để khai báo sử dụng hàm.
  • Tên hàm: Start, Update -  trong javascript, tên hàm luôn được viết hoa chữ đầu.
  • Đối số: ( ) - các biến giá trị để chương trình gán vào câu lệnh khi thực hiện. Các đối số ngăn cách nhau bởi dấu phẩy, trong một hàm có thể có hoặc không có đối số.
  • Câu lệnh: { } - nơi để chứa các dòng lệnh thực thi hoặc chú thích, cả hai phải nằm trong dấu ngoặc { }.

 Hàm Update là một trong những hàm quan trọng nhất được dùng nhiều trong bất kỳ game engine (phần mềm làm game). Hàm này sẽ kiểm tra mỗi frame (khung hình) suốt quá trình game đang chạy. Nó có thể làm chuyển động đối tượng như vòng lặp xoay tròn, kiểm tra xem có điều kiện va chạm nào xảy ra không và nhiều thứ khác nữa. Hàm Start chỉ được thực thi một lần khi scene bắt đầu, thuận tiện cho việc khởi tạo và thiết lập các giá trị mà trong game không xuất hiện cho đến khi game đã được load xong. Cả hai hàm này đều không bắt buộc phải có. Bạn có thể thoải mái xóa các hàm này đi nếu nó không cần thiết.

1. Xóa hàm Start đi bằng cách tô đen và ấn nút Delete.


2. Đặt con trỏ phía sau dấu mở ngoặc nhọn { và ấn Enter vài cái để chừa chỗ gõ code mới.


3. Ở phía trong dấu ngoặc nhọn { }, ấn tab 1 cái để thục dòng vào phía trong rồi gõ dòng code sau vào:


Việc thục dòng đoạn code thật ra không bắt buộc nhưng nó giúp bạn dễ biết được cấp độ của các đoạn code thuộc lớp nào, tránh nhầm lẫn trong việc đọc code.

Trong đó: 
  • transform - dùng để điều khiển chuyển động của đối tượng.
  • Rotate - là hàm dùng để xoay tròn (Tên hàm ghi hoa chữ đầu) là một chức năng đặc trưng của class (lớp) transform.
  • (0, 5, 0) - là đối số của góc quay vật thể dựa theo trục tọa độ X, Y, Z. Hàm Rotate sử dụng 3 đối số đại diện cho 3 trục tọa độ.
  • ; - kết thúc một câu lệnh.

Dấu chấm . trong câu lệnh trên dùng để truy cập các hàm (function) và các tham số (parameter) hiện có khi  có nhiều đối tượng hoặc chức năng.

Ảnh: Kí hiệu dấu chấm

File code của bạn sẽ được gắn trực tiếp vào vật thể nên bạn không cần phải khai báo vật thể đó làm gì. File code của bạn giờ đây sẽ làm cho vật thể xoay 5 độ theo trục Y mỗi khung hình.

4. Ấn Ctrl + S để lưu đoạn code của bạn lại.

File code của bạn sẽ được cập nhật trong thẻ Inspector khi bạn chuyển qua cửa sổ Unity Editor.

 

5. Thu nhỏ cửa sổ biên tập code MonoDevelop xuống thanh hệ thống. Trở lại cửa sổ Unity Editor.


6. Tại thẻ Hierarchy, nhấp chọn nút Create | Cube, kéo thả file javascript ở thẻ Project (đã tạo ở các bước trên) vào Cube ở thẻ Hierarchy.

 

7. Nhấp nút Play để kiểm tra thành quả. Bạn sẽ thấy khối hộp xoay vòng theo chiều ngang (vì trục Y là trục đứng từ trên xuống). Và quay nhanh, chậm tùy thuộc vào góc độ ta đặt khi viết code và tốc độ khung hình của máy tính mà ta thiết lập cho game chạy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét